THAM LUẬN Xây dựng trường học nổi bật về 6 giá trị căn bản “ An toàn – Thân thiện – Tự tin – Sáng tạo – Hiệu quả – Hội nhập” và mô hình giáo dục gắn với thực tiễn “Em yêu lịch sử Việt Nam”

                                    THAM LUẬN
Xây dựng trường học nổi bật về 6 giá trị căn bản 
“ An toàn – Thân thiện – Tự tin – Sáng tạo – Hiệu quả – Hội nhập” 
và mô hình giáo dục gắn với thực tiễn “Em yêu lịch sử Việt Nam”
 
Kính thưa: – Quý vị Đại biểu Khách quý!
– Thưa toàn thể Hội nghị!
 
Trong mỗi chúng ta ai ai cũng đều mong muốn được học tập và làm việc trong một môi trường “ An toàn – Thân thiện – Tự tin – Sáng tạo – Hiệu quả – Hội nhập”. Vậy để trường học của chúng ta được “ An toàn – Thân thiện – Tự tin – Sáng tạo – Hiệu quả – Hội nhập” đồng thời gắn liền với mô hình “Em yêu lịch sử Việt Nam” thì không ai khác mỗi CBBQL, GV và nhân viên trong trường cần: 
1. Làm tốt công tác tuyên truyền, phát động thi đua “Xây dựng nhà trường nổi bật với 6 giá trị căn bản “An toàn – Thân thiện – Tự tin – Sáng tạo – Hiệu quả – Hội nhập” gắn với mô hình giáo dục “Em yêu lịch sử Việt Nam””
Vào đầu năm học mới tất cả CBGV-NV và học sinh của trường, mọi tổ chức trong nhà trường đều cam kết thi đua “Xây dựng nhà trường nổi bật với 6 giá trị căn bản “An toàn – Thân thiện – Tự tin – Sáng tạo – Hiệu quả – Hội nhập” gắn với mô hình giáo dục “Em yêu lịch sử Việt Nam””. Làm sao cho mọi CB-GV-NV, Học sinh và mọi người trong xã hội đều hiểu rõ được mục tiêu, yêu cầu và nội dung của 6 giá trị căn bản và mô hình giáo dục “Em yêu lịch sử Việt Nam”; xây dựng  kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phù hợp với tình hình, điều kiện của nhà trường và địa phương.
2. Phong trào thi đua “Xây dựng nhà trường nổi bật với 6 giá trị căn bản “An toàn – Thân thiện – Tự tin – Sáng tạo – Hiệu quả – Hội nhập” gắn với mô hình giáo dục “Em yêu lịch sử Việt Nam””phải được kết hợp với việc thực hiện nhiệm vụ năm học và thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo” và thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục trong năm học. Xây dựng mối quan hệ thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau, thân thiện giữa các thầy, cô giáo với các em học sinh, thân thiện giữa học sinh với học sinh
Những việc làm trên phải được thể hiện trong kế hoạch của từng cá nhân, các tổ chức trong nhà trường hàng tuần, tháng, có đánh giá nhận xét, đúc kết rút kinh nghiệm vào cuối kỳ, cuối năm, đưa vào nội dung thi đua để xét khen thưởng và kỷ luật. Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban Chỉ đạo để có kế hoạch theo dõi, tổ chức giám sát, chỉ đạo, đánh giá… kịp thời, khách quan mang lại hiệu quả tốt. Tiếp tục thực hiện “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường”, đặc biệt thực hiện tốt các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường
3. Phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức trong và ngoài nhà trường
– Chỉ đạo việc phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường như Công đoàn, Đội Thiếu niên, Hội Chữ thập đỏ và các ngành liên quan ở địa phương cùng với nhà trường có chương trình phối hợp tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
 – Có kế hoạch cùng với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, cho học sinh, đảm bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường đáp ứng các tiêu chí của trường học nổi bật với 6 giá trị căn bản.
4. Tiếp tục đầu tư để xây dựng nhà trường an toàn, thân thiện, sáng tạo, hiệu quả, hội nhập
 – Nhà trường thường xuyên tu sửa, mua sắm CSVC, thiết bị đảm bảo yêu cầu về chất lượng, không chỉ phục vụ các hoạt động dạy học mà còn đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động ngoại khoá, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ… Sửa chửa hệ thống điện, nước, xây dựng sân bãi, nhà để xe, trồng thêm cây xanh, … đảm bảo an toàn, xanh, sạch đẹp.
– Hằng ngày tổ chức cho học sinh vệ sinh lớp học cho sạch sẽ, thoáng mát. Trang trí lớp học theo tiêu chí lớp học thân thiện để học sinh học tâp đạt được kết quả cao.
– Tiếp tục đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường đảm bảo theo các tiêu chí xanh sạch đẹp của Bộ Giáo dục, phát động CB-GV-NV và học sinh tích cực trồng, chăm sóc cây cảnh, cây bóng mát từ ngoài đường, vào sân trường cho đến các phòng học, phòng làm việc.
– Giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Phân công các khu vực vệ sinh chung cho từng lớp, phân công chăm sóc vườn sinh học, các bồn hoa, chậu cây trong sân trường, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh lớp học và vệ sinh chung
– Cung cấp đầy đủ nước uống sạch hàng ngày cho CB-GV-NV trong trường. Chú trọng việc giáo dục ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh, đặc biệt là trong mùa hè.
5. Tập trung chỉ đạo công tác dạy và học đảm bảo tính hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp giúp các em tự tin trong học tập
– Nhà trường nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn do Bộ, Sở, Phòng Giáo dục – Đào tạo quy định. Thực hiện đầy đủ, đồng bộ và linh hoạt trong việc dạy và học. Chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin; chuẩn kiến thức, kỹ năng, giáo dục tích hợp và phương pháp phù hợp để tạo hứng thú cho học sinh.Trong năm học có các sáng kiến kinh nghiệm ở các tổ chuyên môn. Tổ chức có hiệu quả công tác hội giảng, coi đó là dịp để bồi dưỡng đội ngũ; Khuyến khích được sự chuyên cần, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Chú trọng giúp đỡ học sinh học yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
– Tạo điều kiện và khuyến khích  cho học sinh làm chủ quá trình học tập của mình, biết đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học cũng như tham gia các hoạt động giáo dục có hiệu quả ngày càng cao. Tích cực đổi mới phương pháp học tập. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh trao đổi kinh nghiệm học tập, thành lập các nhóm cốt cán bộ môn, đôi bạn cùng tiến để giúp bạn trong lớp cùng tiến bộ. Phát huy tối đa các phương tiện hiện đại, các phòng học bộ môn để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục, để học sinh trong nhà trường hoà nhịp được với bước tiến của thời đại công nghệ thông tin.
   – Có kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ việc bồi dưỡng học hoàn thành tốt nội dung các môn học, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành nội dung các môn học. Quan tâm các em chậm phát triển trí tuệ, trẻ khuyết tât, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, tránh làm tổn thương đến tâm sinh lý của trẻ. Luôn khuyến khích, động viên học sinh để các em tự tin, mạnh dạn hơn.
– Tăng cường hoạt động ngoài giờ để tạo hứng thú, vui chơi cho học sinh. 
– Tích cực xây dựng, tổ chức các tiết dạy-học “Thân thiện, tích cực, sáng tạo”, các lớp học tại bảo tàng, di tích, danh lam thắng cảnh.
6. Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
– Chú trọng thực hiện nghiêm túc chương trình bộ môn thể dục, giáo dục sức khoẻ, xây dựng thói quen và ý thức bảo vệ sức khoẻ; tập huấn và luyện tập các kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội khác.
– Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt  động xã hội; các giờ dạy, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các CLB văn học – TDTT – Mỹ thuật, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, kể chuyện về các tấm gương anh hùng và gương người tốt, việc tốt, gương học tập và theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… để rèn kỹ năng ứng xử với các tình huống trong cuộc sống và thói quen, kỹ năng làm việc theo nhóm cho học sinh. Chú trọng tất cả các đối tượng học sinh, không chỉ tập trung ở một số em có kỹ năng điều hành.
– Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng ứng xử văn hoá, không có sự phân biệt đối xử trong quan hệ nam – nữ; phân biệt giàu nghèo… Rèn kỹ năng tự đấu tranh để phòng ngừa bạo lực và bảo đảm một tập thể lành mạnh không có học sinh bị ảnh hưởng các tệ nạn xã hội.  
7. Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử; chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương.
– Tổ chức giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, truyền thống nhà trường cho học sinh qua tuyên truyền, tham gia tìm hiểu các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương như đài tưởng liệt sĩ thành phố,…; chăm sóc gia đình có công với cách mạng.
– Gắn kết giáo dục đạo đức, văn hoá với giáo dục ý thức công dân, ý thức dân tộc, ý thức thực hiện các hành vi văn hoá cộng đồng, học sinh có ý thức trong việc tham gia các công tác xã hội ở địa phương, thường xuyên tham gia lao động vệ sinh trường học.
 – Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di tích, danh nhân, truyền thống của đất nước và địa phương; chú trọng đến việc tổ chức sinh Đội nhằm rèn luyện đạo đức, nhân cách, kỹ năng cho học sinh; đồng thời không ngừng nâng cao giáo dục lòng tự hào về quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, thân ái, chăm ngoan, vượt khó học tập
Trên đây là bản tham luận về việc Xây dựng trường học nổi bật về 6 giá trị căn bản “ An toàn – Thân thiện – Tự tin – Sáng tạo – Hiệu quả – Hội nhập” và mô hình giáo dục gắn với thực tiễn “Em yêu lịch sử Việt Nam”. Kính mong các đồng chí sẽ bổ sung cho bản tham luận của tôi được đầy đủ và đi vào thực hiện hiệu quả hơn.
Cuối cùng xin kính chúc các Quý vị đại biểu mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc. Chúc hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *