KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2019 – 2020

PHÒNG GD – ĐT TP LÀO CAI
TRƯỜNG TH ĐỒNG TUYỂN 2

 
 

 

                  Số: 13a  /KH-BDTX

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
 

 

                                        Đồng Tuyển, ngày 20 tháng 8 năm 2019

 
 

KẾ HOẠCH BỒI  DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 20192020
 

           Căn cứ Kế hoạch 103/KH-SGD&ĐT ngày 30/5/2019 Kế hoạch thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, NV trong hè năm 2019 và năm học 2019-2020.
          Căn cứ kế hoạch số 21/KH-PGD&ĐT ngày 28/6/2019 của Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai về Kế hoạch bồi cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hè 2019 và năm học 2019 – 2020.
          Căn cứ kết quả công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2018- 2019 và tình hình thực tế nhà trường. Trường Tiểu học Đồng Tuyển 2 xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên  năm học 2019 – 2020 như sau:
           I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
          1. Mục đích
          – Cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) học tập tiếp thu về đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Lào Cai đối với linh vực đổi mới giáo dục.
          – Tiếp thu nội dung về nhiệm vụ năm học và nâng cao nhận thức, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tiếp tục bồi dưỡng về giáo dục học, tâm lí giáo dục, khoa học sư phạm để thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện.
          – Nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng của CBQL,GV đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018.
          2. Yêu cầu
          – 100% CB,GV,NV đều được tham gia các nội dung bồi dưỡng hè để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.  Các nội dung bồi dưỡng trong hè được áp dụng vào các hoạt động giáo dục, giảng dạy để thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục của lớp, của nhà trường trong năm học 2019-2020.
          – 100% CB,GV, NV tham gia bồi dưỡng nghiêm túc, tích cực tự bồi dưỡng cho bản thân. BGH,TTCM hướng dẫn, giám sát, hiệu quả bồi dưỡng trong suốt năm học. Mỗi CB,GV,NV đều phải có sự chuyển biến, hiệu quả thực sự sau bồi dưỡng, khắc phục những hạn chế, yếu kém của từng cá nhân trong công tác quản lý, giảng dạy.
          – Phát huy vai trò của đội ngũ nòng cốt chuyên môn của nhà trường trong việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên. Đánh giá xếp loại kết quả tự bồi dưỡng nghiêm túc đúng thực chất, công bằng, khách quan đúng quy định. Kết quả đánh giá là cơ sở phân xếp loại CB, GV.
          II. Đối tượng, hình thức, nội dung bồi dưỡng, cách đanh giá và công nhận kết quả.
          1. Đối tượng bồi dưỡng: 100% cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia các nội dung bồi dưỡng tập trung và tự bồi dưỡng.
          2. Hình thức bồi dưỡng
          – Trong hè: CBQL,GV tham gia bồi dưỡng tập trung theo các nội dung do PGD tổ chức.
          – Trong năm: Bồi dưỡng theo các chuyên đề do nhà trường, tổ chuyên môn tổ chức và kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn của từng cá nhân.         
3. Thời lượng và nội dung bồi dưỡng

          3.1. Nội dung bồi dưỡng 1: Thời lượng 20 tiết (Do Ban Tuyên giáo, ban dân vận thành ủy, Phòng Giáo dục thành phố Lào Cai triển khai)
          – Chuyên đề 1:
                    +/ Đường lối, quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Lào Cai đối với linh vực giáo dục và đào tạo.
                    +/ Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2019-2020.
          – Chuyên đề 2: Nề nếp kỉ cương, an toan trường học, phòng chống bạo lực học đường.
          – Chuyên đề 3: Đạo đức nhà giáo, Tâm lý sư phạm.
          – Chuyên đề 4: Thực hiện thông tư 06/ 2019/UBND về quy tắc ứng xử trong trường học gắn với quy tắc ứng xử của thanh phố Lào Cai.
          3.2.  Nội dung bồi dưỡng 2: Bồi dưỡng chuyên môn (40 tiết/năm học/giáo viên.)
         – Nội dung bồi dưỡng là những vấn đề đổi mới quản lý, giảng dạy, giáo dục học sinh; giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nhà giáo; nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục; một số kĩ năng, nghiệp vụ của giáo viên và thực hiện giảm tải chương trình. Cụ thể:
          – Chuyên đề 1: Nội dung cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông mới theo thông tư 32/2018
          – Chuyên đề 2: Tâm lý học lứa tuổi, kĩ năng phòng chống bạo lực học đường, phòng chống xâm hại tinh dục.
          – Chuyên đề 3: Bồi dưỡng kiến thức môn học mức 3+4 môn Toán, Tiếng Việt.
          – Chuyên đề 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (Khai thác sử dụng các phần mềm, lớp học ảo …)
          – Chuyên đề 5: Phương pháp dạy học trải nghiệm, dạy học Stems, dạy học tích hợp.
          3.3. Nội dung bồi dưỡng 3: Thời lượng 60 tiết.
          * Các chuyên đề.
          – Chuyên đề 1: Dạy học song ngữ Toán bằng tiếng Anh
          – Chuyên đề 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
          – Chuyên đề 3: Dạy học giáo dục Stems
          – Chuyên đề 4: Kĩ thuật, liên hệ vận dụng, đưa bài tập vận dụng cuộc sống vào dạy cho học sinh.
          – Chuyên đề 5: Áp dụng PP,KT dạy học theo hướng tiếp cận chương trình, SGK Giáo dục phổ thông 2018.
          * Đối với giáo viên: Căn cứ để giáo viên lựa chọn nội dung bồi dưỡng 3.
          Vận dụng nội dung bồi dưỡng hè 2019 kết hợp với nghiên cứu các modul tương ứng trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên (Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 8/8/2011 ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học). Căn cứ vào định hướng trong Kế hoạch 103/KH-SGD&ĐT ngày 30/5/2019 lựa chọn và đăng kí các nội dung bồi dưỡng.
 

Tên và nội dung module Tự học Tập trung
Lý thuyết Thực hành
TH14: Thực hành thiết kế bài học theo hướng dạy học tích cực: Dạy học theo định hướng giáo dục STEM 8 tiết 3 tiết 5 tiết
Module TH1: Một số vấn đề về tâm lí dạy học ở tiểu học, những giải pháp sư phạm 9 tiết 3 tiết 6 tiết
Module TH7: Xây dựng môi trường học tập thân thiện 13 tiết 5 tiết 8 tiết
Module TH9: Hướng dẫrn, tư vấn cho học sinh tiểu học 8 tiết 3 tiết 5 tiết
Module TH16: Một số kỹ thuật dạy học tích cực ở tiểu học 9 tiết 3 tiết 6 tiết
Module TH22: Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học ở tiểu học 12 tiết 5 tiết 7 tiết

          Đối với CBQL: Thực hiện theo Điều 7 khoản 2 của Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học. Các modun CBQL lựa chọn bồi dưỡng:

Tên và nội dung module Tự học Tập trung
Lý thuyết Thực hành
– QLTH 9: Năng lực quản lý chương trình giáo dục tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục. 5 tiết 3 tiết 7 tiết
– QLTH 12: Năng lực quản lý hoạt động dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học. 5 tiết 3 tiết 7 tiết
QLTH 6: Năng lực quản lý đội ngũ cán bộ, GV,Nv theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học 5 tiết 3 tiết 7 tiết
– QLTH 30: Năng lực tổ chức phối hợp giữa nhà trường với địa phương trong hoạt động giáo dục học sinh, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng. 5 tiết 3 tiết 7 tiết

          3.4. Đánh giá và công nhận kết quả
          a)Nội dung bồi dưỡng 1,2: Do Phòng GD&ĐT tổ chức kiểm tra, đánh giá
          b) Nội dung bồi dưỡng 3:
          – CBQL, GV có 01 kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên phù hợp với nhiệm vụ được phân công (Duyệt BGH ngày 28/8/2019)
          – Mỗi giáo viên có ít nhất 04 chuyên đề bồi dưỡng được báo cáo tại tổ chuyên môn. Mỗi chuyên đề được Tổ đánh giá cho điểm 01 lần. Điểm báo cáo chuyên đề là Trung bình cộng các điểm do thành viên chính thức của tổ đánh giá. Điểm nội dung bồi dưỡng 3 là điểm trung bình cộng các điểm báo cáo chuyên đề.
          c)Xếp loại, công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên.
           Hình thức, đơn vị đánh giá kết quả BDTX.
          – Cá nhân trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX sau mỗi chuyên đề; Mỗi cá nhân đều có báo cáo thực hành và tự đánh giá hiệu quả áp dụng chuyên đề.
          – Điểm báo cáo chuyên đề là điểm trung bình cộng các điểm do thành viên chính thức của Tổ đánh giá.
          d) Căn cứ để đánh giá:
          – Kết quả thực tế của giáo viên so với kế hoạch đăng kí bồi dưỡng từ đầu năm học.
          – Sự tiến bộ của học sinh, nhóm học sinh, lớp, nhóm lớp trong quá trình giáo dục (về tỉ lệ chuyên cần, năng lực, phẩm chất, kết quả học tập…)
          – Sự tiến bộ của giáo viên trong công tác soạn bài, giảng dạy qua dự giờ, hội giảng, đối với phương pháp dạy học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh khá giỏi có hiệu quả.
          – Kết quả giáo viên giúp đỡ giáo viên yếu tiến bộ trong chuyên môn.
          – Những thu hoạch, ghi chép mà giáo viên đưa ra làm minh chứng trong quá trình Bồi dưỡng thường xuyên.
          e) Thang điểm đánh giá kết quả BDTX.
Cho điểm theo thang điểm 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi module thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (gọi là các điểm thành phần).
          g) Điểm trung bình kết quả BDTX
          – Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau:
          – ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các modul thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên) : 3
          – ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định hiện hành.
          – Điểm của mỗi module được quy định như sau:
                    +/ Đảm bảo phần tiếp thu kiến thức, kĩ năng quy định trong mục đính, nội dung chương trình tài liệu BDTX; không sao chép nội dung module đã có trong tài liệu BDTX của BGD&ĐT làm báo cáo chuyên đề mà không có minh chứng vận dụng vào thực tế tại lớp, trường. Cụ thể:
          * Lý thuyết: (5 điểm)
          –  Mục đích, yêu cầu (1 điểm)
          – Ý ghĩa/ tác dụng của module (2 điểm)
          – Điều tâm đắc nhất khi nghiên cứu, học tập module đó, giải thích Vì sao? (02 điểm)
          * Thực hành. (5 điểm)
          Ví dụ đã áp dụng (Kĩ thuật áp dụng đánh giá học sinh theo nội dung các module, báo cáo đề dẫn cho chuyên đề đã được áp dụng… và kết quả áp dụng chuyên đề đúng với nhiệm vụ được phân công) (2,5 điểm)
          –  Khó khăn, giải pháp khi áp dụng chuyên đề vào thực tiễn. (1,5 điểm)
          – Bài học kinh nghiệm. (1 điểm)
           * Xếp loại kết quả BDTX.
           Đối với  GV: tham gia học tập đủ các nội dung BDTX theo kế hoạch và có các điểm thành phần đạt từ 5,0 điểm trở lên thì được công nhận hoàn thành kế hoạch BDTX và được xếp loại cụ thể như sau:
         – Loại Trung bình: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 5,0 đến dưới 7,0 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5,0 điểm;
          – Loại Khá: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 7,0 đến dưới 9,0 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6,0 điểm;
          – Loại Giỏi: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 9,0 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7,0 điểm.
         * Các trường hợp khác được đánh giá là Không hoàn thành.
          Đối với CBQL xếp loại theo 2 mức: Đạt yêu cầuKhông đạt yêu cầu.
          Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của công chức, viên chức hàng năm và là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, CBQL, xét các danh hiệu thi đua, thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.
          4. Hồ sơ BDTX
            Đối với cá nhân: Sổ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; kế hoạch BDTX; các báo cáo chuyên đề theo từng module.
           – Đối với tập thể: Kế hoạch BDTX; sổ theo dõi công tác BDTX; biên bản nhận xét, đánh giá BDTX của CBQL, GV; bảng tổng hợp kết quả BDTX của CBQL, GV.
          5. Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX
          – Nhà trường lập báo cáo và tổng hợp đánh giá, xếp loại kết quả BDTX của CBQL, GV gửi về Phòng GD&ĐT để Phòng ra quyết định công nhận.
          – Việc đánh giá và công nhận kết quả BDTX phải được tiến hành từ Tổ và phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, công bằng và công khai, có tác dụng động viên, khuyến khích CBQL, GV tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng.

          III. Tổ chức thực hiện
          1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng :
          – Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX; phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên xong trước 30/8/2019; xây dựng kế hoạch BDTX của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao;
           – Nộp kế hoạch BDTX của nhà trường về Phòng GD&ĐT trước ngày 15/9/2019
          – Tổng hợp danh sách và báo cáo kết quả BDTX của nhà trường về Phòng GD&ĐT trước ngày 10/5/2020
          2. Trách nhiệm của CBQL, giáo viên
          – Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân năm học 2019 – 2020 đã được phê duyệt (theo mẫu); nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường; Nộp kế hoạch BDTX về PGD&ĐT trước ngày 30/8/2019
          – Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ;
           Trường Tiểu học Đồng Tuyển 2 yêu cầu các tổ chuyên môn, CBQL và giáo viên nghiêm túc tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc liên hệ với Lãnh đạo nhà trường để có hướng giải quyết kịp thời./.

 

Nơi nhận:
– PGD (báo cáo);
– Các tổ chuyên môn;
– Website trường;
– Lưu: VT.
KT. HIỆU TRƯỞNG
P. HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
Phạm Thị Thơm

 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *